NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI KINH DOANH, HỢP ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BỊ CẤM TRONG KINH DOANH

Người tiêu dùng là bất kể người nào ngoài hoạt động kinh doanh hoặc ngoài hoạt động nghề nghiệp cá nhân tham gia ký kết hợp đồng với doanh nghiệp hoặc với bên cung cấp

Hợp đồng của người tiêu dùng kết hợp mặt pháp lý  để bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt hơn. Ký kết hợp đồng một bên là người tiêu dùng và bên thứ hai là người kinh doanh. Người kinh doanh ở  thời kỳ hiện tại không chỉ là một người có giấy phép kinh doanh, mà còn có thể là người hoạt động kinh doanh không đang ký.

Người tiêu dùng được coi là  khách hàng khi xem xét lúc mua hàng hóa hoặc đặt dịch vụ cho việc sử dụng cá nhân của mình (ví dụ: mua các thiết bị máy móc, quần áo, giày dép, thực phẩm, quà tặng cho những người thân và bạn bè hoặc được đặt dịch vụ sửa chữa xây dựng trong nhà, cắt cỏ trong vườn).

Hợp đồng của người tiêu dùng không được chấp nhận khi buôn bán hoặc cung cấp dịch vụ diễn ra giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng hoặc  doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Người tiêu dùng không phải là người mua hàng hoá cho mục đích nghề nghiệp hoặc kinh doanh sinh   lợi nhuận cá nhân (tức là IČO ).

Người tiêu dùng không phải là khách mua hàng hóa cho chủ lao động của mình (chẳng hạn như cung cấp văn phòng phẩm, mà người chủ lao động sau đó sử dụng cho việc kinh doanh của mình).

Ví dụ:

Nếu một người tiêu dùng bán cho một người tiêu dùng khác, ví dụ: qua mạng bán đấu giá, trang web chợ, quảng cáo hoặc trực tiếp (ví dụ như láng giềng) một lần hoặc thường xuyên một vật gì đó  (ví dụ như bán loại sản phẩm đã cũ sau khi có sản phẩm mới, quần áo trẻ em mặc đã chật, khi cần thiết huy động tiền mặt), đó không phải là hợp đồng của người tiêu dùng và các mối quan hệ pháp lý giữa hai bên được điều chỉnh bởi các quy định chung của hợp đồng mua bán (ví dụ, khách hàng sẽ có ít quyền lợi trong trường hợp khiếu nại, vv.).

Tuy nhiên nếu một người bán trên trang web chợ đấu giá hoặc giới thiệu như người tiêu dùng thì số lượng và tính chất của việc bán hàng rõ ràng là hoạt động kinh doanh(ví dụ: hàng ngày quảng cáo các sản phậm di động mới) sẽ được coi là kinh doanh và người tiêu dùng sẽ có quyền lợi lớn hơn theo hợp đồng của người tiêu dùng.

Ngược lại nếu doanh nghiệp mua hàng trực tuyến cho các hoạt động kinh doanh cá nhân của mình, thì đó không phải là hợp đồng của người tiêu dùng và sẽ không được chấp nhận  (nếu người bán hàng  không thừa nhận điều đó) ví dụ: rút lui khỏi hợp đồng mà không đưa ra bất kỳ lý do trong thời gian hai tuần.

Quyền của người tiêu dùng khác nhau theo tính cách bán hàng hoá và dịch vụ

Khi người tiêu dùng mua hàng hóa hoặc dịch vụ, phải được phân biệt:

  1. của hàng bình thường, hoặc
  2. ký kết hợp đồng thông qua phương tiện truyền thông (tức là không có sự hiện diện của hai bên), hoặc
  3. hợp đồng được ký kết ngoài của cơ sở kinh doanh thông thường.

Quyền của người tiêu dùng khác nhau tùy thuộc vào đỉa điển diễn ra mua bán.

Ngoài các cửa hàng thông thường có thể xem những không gian hàng bán hàng tại siêu thị (nếu khách hàng tự đến các quầy hàng, mà không bị chặn lại bởi người bán), chợ của người nông dân, các hội chợ triển lãm bán hàng và các chợ thương mại khác, vv.

Khi hàng hoá được bán trong các cửa hàng bán lẻ thì thông thường người tiêu dùng có ít quyền lợi  hơn so với khi mua hàng trực tuyến hoặc ngoài cơ sở kinh doanh thông thường. Vì dụ khi mua hàng trong cửa hàng, người tiêu dùng thường có cơ hội để xem hàng hoá kỹ hơn, có thể thử, so sánh chất lượng và giá cả hàng hoá với các dịch vụ cạnh tranh mà không cần phải lập tức quyết định, như khi mua hàng hoá tại các hội chợ triễn lãm bán hàng hoặc trên đường phố.

Khi mua hàng tại cửa hàng bình thường người tiêu dùng không có quyền trả lại hàng trong vòng 14 ngày mà không đưa ra lý do.

Hàng hoá mua tại cửa hàng khi không có khiếm khuyết để khách hàng có thể yêu cầu bồi thường, hoặc rút khỏi hợp đồng. Thì việc trả lại hàng mà không nêu lý do là không thể trừ khi người bán tự nguyện thừa nhận quyền này cho khách hàng (thời gian và điều kiện trả lại hàng hoá không nêu lên lý do phụ thuộc vào quy định của  người bán).

Ví dụ: các hợp đồng thực hiện qua phương tiện truyền thông ví dụ: hợp đồng mua hàng hoá và dịch vụ qua mạng trực tuyến, qua điện thoại, tại các điểm quảng cáo, thực hiện việc mua hàng hoá bằng cách gửi các mẫu đơn đặt hàng từ danh mục các mặt hàng vv.  Yếu tố quan trọng ở đây là cách ký kết hợp đồng chứ không phải là cách nhận hàng hoá.

Ví dụ:

Khi người tiêu dùng đặt hàng qua mạng internet và sau đó nhận hàng tại một cửa hàng thì người tiêu dùng có quyền lợi như khi mua hàng trực tuyến.

Đối với hợp đồng được ký kết ngoài cơ sở kinh doanh bình thường và được hiểu như hợp đồng ký kết với người bán hàng rong hoặc tại các tại các hội chợ quảng cáo hàng hoá.

Trong nhóm này bao gồm cả các hợp đồng đã được ký kết trong khu vực kinh doanh của doanh nghiệp, với điều kiện là hợp đồng được ký kết ngay sau khi nhân viên bán hàng tiếp cận với người tiêu dùng ngoài khu vực kinh doanh này.

Ví dụ:

Nhân viên tiếp thị bất ngờ quảng cáo sản phẩm với người tiêu dùng trên đường phố và sau đó đưa người tiêu dùng đến văn phòng của công ty để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng được ký kết ngoài cơ sở kinh doanh vì thế  người tiêu dùng có nhiều quyền lợi hơn.

Hoặc đối với hợp đồng được ký kết ngoài cơ sở kinh doanh và diễn ra như các chuyến đi với mục đích thúc đẩy việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của công ty (kể cả khi người bán hàng có đang ký đỉa điểm kinh doanh ở nơi quảng cáo mặt hàng và hợp đồng được ký kết ở địa điểm kinh doanh, hoặc sau khi trở lại cơ sở kinh doanh).

Quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự §1852 đến § 1867 bao gồm timesharing cho hợp đồng của người tiêu dùng. Túc là khi người tiêu dùng trả tiền để có quyền sử dụng chỗ ở và các dịch vụ khác trong một thời gian dài, hoặc trong hợp đồng thời gian đó kéo dài hơn một năm. Hai bên tham gia vào hệ thống trao đổi hình thức như đã mô tả và các dịch vụ liên quan. Luật này không áp dụng cho hợp đồng ăn nghỉ của các tour du lịch.

Nội dung hợp đồng của người tiêu dùng

Bất kể phương thức bán hàng cho tất cả các hợp đồng tiêu dùng thì nội dung hợp đồng của người tiêu dung không thể có ít quyền lợi hơn căn cứ từ pháp luật.

Hợp đồng không thể giới hạn quyền cơ bản của người tiêu dùng mà luật pháp quy định

Ví dụ:

Nếu người tiêu dùng mua hàng trực tuyến và các điều khoản của công ty nói rằng: Tất cả hàng hóa đều không có bảo hành thì quy định đó không hợp lệ và trái với luật pháp. Ngay cả khi người tiêu dùng đồng ý với các điều khoản này sẽ thì điều đó không ngăn cản thực tế là người tiêu dùng có thể khiếu nại.

Người bán hàng phải cung cấp tất cả các thông tin cho người tiêu dùng một cách rõ ràng, dễ hiểu bằng ngôn ngữ mà hợp đồng được ký kết.

Nếu nội dung hợp đồng có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau và sẽ được chọn cách giải thích thuận lợi nhất cho người tiêu dùng.

Cấm các thỏa thuận làm mất sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ hai bên, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Người kinh doanh không thể yêu cầu thanh toán một số tiền khác hơn so với hợp đồng đã được thoả thuận với người tiêu dùng.

Trong hợp đồng phải có cả những thông tin được cung cấp trước khi người tiêu dùng ký kết hợp đồng, trừ khi hai bên có thống nhất khác.

Theo luật pháp người bán hàng phải có nghĩa vụ thông báo các quy định này cho khách hàng trước khi diễn ra mua bán.

Trước khi ký kết hợp đồng người kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin được đề cập trong § 1811 của Bộ luật Dân sự (ví dụ như dữ liệu về bản thân, về sản phẩm và giá của sản phẩm, cách thanh toán và chi phí giao hàng, chi tiết về các quyền lợi khi phát sinh khiếm khuyết, thời hạn hợp đồng và khả năng chấm dứt hợp đồng, các chức năng của nội dung kỹ thuật số và tương tác với phần cứng và phần mềm).

Nếu việc buôn bán diễn ra thông qua các phương tiện truyền thông hoặc bên ngoài cơ sở kinh doanh, thì Bộ luật Dân sự quy định, § 1820 doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trước khi ký kết hợp đồng (ví dụ như chi phí cuộc gọi nếu có mức giá khác bình thường, thông tin về quyền chấm dứt hợp đồng, tính chất và điều kiện giải hoà ngoài vòng pháp luật cách khiếu nại của người tiêu dùng, bao gồm cả các tông tin về việc khiếu nại và nhờ sự giám sát của nhà nước).

Khi ký kết hợp đồng qua mạng inetrnet (trừ khi hợp đồng được ký không chỉ qua hòm thư điển tử) doanh nghiệp phải thông báo cho người tiêu dùng những quy định § 1826 của Bộ luật Dân sự, chẳng hạn như ngôn ngữ mà hợp đồng sẽ được ký kết, các bước kỹ thuật khác nhau dẫn đến việc ký kết hợp đồng, bao gồm cả việc sửa những thông tin đã nhập, vv.

Nếu hợp đồng được thoả thuận qua điện thoại, thì người kinh doanh phải cung cấp những thông tin về bản thân và mục đích của cuộc gọi ngay ban đầu.

Nếu người kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng mà không có đơn đặt hàng thì người tiêu dùng không có trách nhiện thanh toán hoặc dùng tiền của mình để thông báo cho người kinh doanh.

Ví dụ:

Nếu người tiêu dùng nhận được một món đồ qua bưu điện mà ở đó yêu cầu thanh toán ngay lập tức hoặc gửi trở lại, thì người tiêu dùng không phải nhận và thanh toán món đồ đấy.

Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng

Nếu người tiêu dùng ký kết hợp đồng với các tổ chức lớn, chẳng hạn như ngân hàng, công ty bảo hiểm, các nhà khai thác viễn thông, nhà cung cấp năng lượng, thì các hợp đồng thường gắn liền với các điều khoản mà nội dung khách hàng không thể kiểm soát được.

Bộ luật Dân sự bảo vệ bên yếu hơn, do đó quy định điều kiện kinh doanh mà bên thư hai không thấy hợp lý ​​(ví dụ như hình phạt quá cao) sẽ được coi là không có hiệu quả nếu nó không được khách hàng tự nguyện chấp nhận.

Nếu việc thay đổi là hợp lý và bắt buộc thì sự thay đổi điều kiện kinh doanh trong hợp đồng có thể diễn ra và đàm phán để thay đổi một cách hợp lý. Tuy nhiên cùng với điều này phải có sự đồng ý và  thông báo cho người tiêu dùng biết. Người tiêu dùng có thể từ chối sự thay đổi và đưa ra lý do này để chấm dứt hợp đồng mà không bị phạt và có đủ thời gian để mua dịch vụ tương tự từ các nhà cung cấp khác.

Điều kiện kinh doanh và các điều khoản của hợp đồng sẽ được coi là hợp lệ nếu người tiêu dùng được làm quen trước.

Người tiêu dùng phải hiểu rõ các điều khoản. Người kinh doanh phải giải thích ý  nghĩa của các điều khoản cho người tiêu dùng biết.

Nếu thỏa thuận bao gồm điều khoản không rõ ràng, hoặc điều khoản này khó hiểu đối với một người bình thường. Thì điều khoản này chỉ có hiệu lực nếu nó không gây bất lợi cho người tiêu dùng, hoặc người tiêu dùng đã được giải thích một các rõ ràng.

Nếu trong hợp đồng có điều khoản đặc biệt bất lợi cho người tiêu dùng, mà không có lý do chính đáng, đặc biệt các điều khoản ràng buộc khác đều bất bình thường thì điều khoản này coi như vô hiệu lực.

Ví dụ:

Điều khoản không hợp lệ: nếu trong hợp đồng có một điều khoản trong trường người tiêu dùng không thanh toán hóa đơn sử dụng dịch vụ điện thoại đúng hạn, người tiêu dùng sẽ mất điện thoại di động của mình, điên thoại di động này người tiêu dùng đã có trước khi ký kết hợp đồng.  

Trong trường hợp người tiêu dùng bị lợi dụng lúc khó khăn, thiếu kinh nghiệm, yếu trí tuệ, bị kích động hoặc cả tin. Giá trị tài sản và ràng buộc xô lệch quá cao (ví dụ như các khoản vay với lãi suất cao ).

Các hành vi không lành mạnh trong kinh doanh

Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng cấm sử dụng các hành vi không lành mạnh trong kinh doanh khi bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ

Các hành vi không lành mạnh trong kinh doanh diễn ra khi người kinh doanh thuyết phục người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng mà trong trường hợp thông thường người tiêu dùng sẽ không đưa ra quyết định như vậy.

Các hành vi kinh doanh không lành mạnh, hung hăng và gây hiểu làm cho người tiêu dùng. Khi người kinh doanh sử dụng các hành vi không lành mạnh bạn có thể yêu cầu Thanh tra thương mại Séc đến điều tra.

Các hành vi kinh doanh gây hiểu lầm

  1. sử dụng các thông tin cá nhân sai, hoặc
  2. nếu thông tin cá nhân quan trọng là đúng, nhưng lai gây hiểu làm cho người tiêu dùng do hoàn cảnh diễn ra, hoặc
  3. nếu người kinh doanh không đề cập đến những chi tiết quan trọng, có tính đến tất cả các trường hợp đòi bồi thường từ người kinh doanh; vì những thiếu sót cũng như khi cung cấp các dữ liệu quan trọng một cách khó hiểu hoặc không rõ ràng, hoặc
  4. trong trường hợp trình bầy sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm cả quảng cáo so sánh, hay tiếp thị nhầm lẫn với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ khác hoặc nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác, hoặc
  5. không tuân thủ các cam kết nêu trong quy tắc ứng xử cơ bản mà người kinh doanh đã cam kết.

Việc buôn bán những sản phẩm, dịch vụ xâm phạm bản quyền sở hữu, cũng như lưu trữ các sản phẩm này với mục đích cung cấp hoặc bán và sử dụng trái phép theo chỉ định bảo vệ bản quyền trong kinh doanh.  Cũng được coi như hành vi không lành mạnh trong kinh doanh.

Nghĩa vụ qua trọng là cung cấp thông tin, gây hiểu lầm được coi như là hành vi không lành mạnh trong kinh doanh. Người bán hàng phải có trách đảm bảo sản phẩm bán được nhìn thấy rõ ràng, đánh dấu nhà sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nhà cung cấp, nếu bản chất của sản phẩm hoặc hình thức bán hàng yêu cầu ghi tên sản phẩm, trọng lượng, hoặc số lượng, kích thước và các thông tin khác theo yêu cầu bản chất của sản phẩm để xác định cách sử dụng, vật liệu sử dụng chính, trong trường hợp là giầy dép và những sản phẩm theo luật pháp bắt buộc phải đánh dấu.

Các sản phẩm phải đánh dấu rõ ràng

Nếu khi sử dụng sản phẩm cần hướng dẫn đặc biệt, người kinh doanh có nghĩa vụ thông báo cho người tiêu dùng biết trừ khi quy định đó là thông thường.

Người bán hàng có nghĩa vụ thông báo quy định về giá cả và áp dụng trực tiếp theo quy đinh của Liên minh châu Âu về giá cả sản phẩm, hoặc dịch vụ.  Đánh dấu sản phẩm,  giá cả hàng hoá hoặc dịch vụ cần được thông báo rõ ràng.

Thông tin giá cả không được rõ ràng  

  1. giá thấp hơn so với thực tế,
  2. giá phụ thuộc vào hoàn cảnh, trong thực tế không phải như vậy,
  3. giá bao gồm cả dịch vụ giao hàng, việc làm, hoặc dịch vụ, những trong thực tế phải trả riêng,
  4. giá đã được hoặc sẽ được tăng lên, giảm đi hoặc không thay đổi, nhưng trong thực tế không phải như vậy,
  5. giá cả và tính hữu dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, so sánh với giá cả và tính hữu dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong thực tế không phải như vậy

Người bán hàng có trách nhiệm thông báo cho người tiêu dùng về điều khoản và điều kiện để thực hiện việc khiếu nại cùng hợp tác và cung cấp đỉa chỉ nơi có thể khiếu nại về sản phẩm.

Những thông tin về người bán hàng được coi là quan trọng phải được cung cấp cho người tiêu dùng.

Ví dụ:

Các hoạt động kinh doanh lừa đảo được gọi là quảng cáo mồi khi người kinh doanh quảng cáo bán các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá quy định mà không đảm bảo rằng hàng hóa sẽ có đủ trong cơ sở kinh doanh. Mục đích là thu hút khách hàng. Tương tự như ví dụ: quầy bán xe ô tô cũ với mục đích thúc đẩy việc bán những xe kém chất lượng. Các phương tiện truyền thông quảng cáo những xe ô tô với tình trạng tốt, mặc dù từ lâu trong cơ sở kinh doanh không còn những xe tốt nữa. Đó là cách để thu hút khách hàng đến cửa hàng

Thực hành lừa đảo cũng được xem xét khi người bán hàng cung cấp thông tin sai, rằng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ chỉ được cung cấp trong một thời gian hạn chế, hoặc sẽ được cung cấp trong một thời gian hạn chế với những điều kiện nhất định, hoặc người bán hàng tuyên bố có ý định chấm dứt hoạt động hoặc kinh doanh với mục đích khuyến khích người tiêu dùng ra quyết định ngay lập tức.

Những thực hành bị cấm cũng đang diễn ra thường xuyên tại các hội chợ trình bầy sản phẩm khi người bán hàng cung cấp cung cấp những thông tin không chính xác về sản phẩm hay dịch vụ, để người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng kém hơn so với các mặt hàng tương tự đang có trên thị trường.  

Các hành vi kinh doanh được coi là tiêu cực

Các hành vi tiêu cực có tính cách quấy rối, ép buộc, bao gồm cả việc áp dụng ảnh hưởng quá mức,  làm suy yếu đáng kể khả năng lựa chọn của người tiêu dùng.

Khi bạn từ chối mà người kinh doanh vẫn liên tục liên hệ với bạn, thì đó cũng có thể coi như hành vi tiêu cực trong kinh doanh

Các hành vị kinh doanh trong phụ lục 2 của Luật bảo vệ người tiêu dùng luôn luôn được coi là tiêu cực và do đó bị cấm, khi người kinh doanh:

  1. tạo ra ấn tượng rằng người tiêu dùng không thể rời khỏi cơ sở kinh doanh, nơi đặt sản phẩm hoặc dịch vụ, nếu không ký hợp đồng,
  2. trực tiếp đến tận nhà của người tiêu dùng, bỏ qua yêu cầu phải rời khỏi nhà của người tiêu dùng và không quay chở lại nữa. Ngoài trừ phục hồi nghĩa vụ ký kết hợp đồng một cách phù hợp với pháp luật,
  3. lặp đi lặp lại cách liên hệ với người tiêu dùng, lôi kéo qua điện thoại, fax, hòm thư điện tử hoặc phương tiện truyền thông khác. Ngoài trừ phục hồi nghĩa vụ ký kết hợp đồng một cách phù hợp với pháp luật,
  4. yêu cầu người tiêu dùng cung cấp các tài liệu và chứng minh không phù hợp khi muốn đền bù từ hợp đồng bảo hiểm, với mục đích thuyết phục người tiêu dùng không đòi hỏi các quyền lợi cá nhân của mình như đã ký kết trong hợp đồng,
  5. thông qua quảng cáo trực tiếp khuyến khích trẻ em đến mua hàng hóa và dịch vụ được cung cấp hoặc thuyết phục người lớn,
  6. yêu cầu người tiêu dùng thanh toán ngay lập tức hoặc trả tiền chậm cho hàng hoá, dịch vụ được cung cấp, mặc dù người tiêu dùng không đặt hàng hoặc yêu cầu hoàn trả lại tiền, hoặc lưu trữ hàng hóa vì lý do không nhận, ngoại trừ việc thay đổi hàng hoá đã được ký kết theo hợp đồng,
  7. người kinh doanh tuyên bố nếu người tiêu dùng không mua sản phẩm hoặc dịch vụ, thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, nơi làm việc hoặc sự tồn tại của người kinh doanh,
  8. tạo cho người tiêu dùng cảm giác sai là người tiêu dùng đã giành được, thắng được và dẫn đến hành động nhất định, trong khi thực tế người tiêu dùng không có lợi như vậy. Sau khi giành được chiến thắng hoặc có được giải thưởng thì người tiêu dùng vẫn phải trả tiền hoặc chi phí khác liên quan đến việc nhận giải thưởng.

Các nghĩa vụ khác của người bán hàng

Trong Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều nghĩa vụ, mà người bán hàng phải đáp ứng cho người tiêu dùng, chẳng hạn như:

  • Bán sản phẩm đúng với trọng lượng, chính xác đo lường hoặc định lượng, phê duyệt hoặc chất lượng tương đương với giá đưa ra,
  • Thông báo cho người tiêu dùng các thuộc tính và cách sử dụng các sản phẩm bằng tiếng Séc,
  • Thông báo cho khách hàng khi sản phậm bị lỗi, nếu bán với giá thấp hơn thì phải để các sản phẩm có lỗi riêng biệt,
  • Việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ bên ngoài cơ sở kinh doanh (ví dụ như bán thịt thay vì trong cửa hàng thịt, thì có thể bán cuối tuần tại hội chợ) sau khi kết thúc người bán hàng phải cung cấp người tiêu dùng đỉa chỉ nơi khách hàng có thể khiếu nại,
  • cho khách thử theo yêu cầu nếu bản chất của sản phẩm và hình thức bán hàng cho phép
  • nếu dịch vụ không được cung cấp ngay khách hàng sẽ nhận giấy chứng nhận đặt hàng
  • theo yêu cầu khách hàng sẽ nhận được hoá dơn mua hàng.