DU LỊCH VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI

Hợp đồng và xác nhận chuyến đi

Hợp đồng chuyến đi được tổ chức cam kết cung cấp và chuẩn bị trước cho khách hàng.  Các dịch vụ du lịch được bố trí trước hoặc trong khoảng thời gian dài hơn 24 giờ hoặc bao gồm cả việc lo chỗ ở qua đêm và có ít nhất hai trong số các nghiệp vụ sau đây:

  1. chỗ ở,
  2. vận chuyển,
  3. các dịch vụ du lịch khác không phải là dịch vụ phụ trợ để vận chuyển hoặc ăn nghỉ và chiếm một tỷ lệ đáng kể của gói dịch vụ được cung cấp (ví dụ như chương trình văn hóa, hướng dẫn thăm quan thành phố).

Hợp đồng chuyến đi không cần phải được bằng văn bản, nhưng người tiêu dùng có quyền nhận được xác nhận bằng văn bản.

Hợp đồng chuyến đi không cần bằng văn bản, nhưng giấy chứng nhận chuyến đi phải được xác nhận bằng văn bản. Ban tổ chức sẽ phát cho khách hàng lịch trình chuyến đi hoặc ngay sau khi ký hợp đồng. Không cần xác nhận bằng văn bản nếu hợp đồng được ký kết bằng văn bản và nếu nó có chứa tất cả các thông tin cần thiết để xác nhận chuyến đi. Cùng với sự xác nhận tổ chức tour du lịch có nghĩa vụ cho khách hàng xem bảo hiểm của bên tổ chức. Nếu trong thỏa thuận bao gồm những thông tin khác nhau, thì những thông tin tốt hơn sẽ thuộc về người tiêu dùng.

Trong số các yêu cầu xác nhận cá nhân, định nghĩa tour du lịch hoặc liên kết trong danh mục, nếu có sẵn cho khách hàng, giá chuyến đi, bao gồm cả lịch trình thanh toán, hướng dẫn khách hàng về các quyền lợi của khách hàng cũng như cách thanh toán, quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần đưa ra lý do. Nếu trong tour du lịch có các dịch vụ không bao gồm trong giá tour du lịch thì bên tổ chức cũng phải xác nhận số tiền thanh toán. Nếu liên quan đến dịch vụ ăn nghỉ thì bên tổ chức phải thông báo thể loại nhà nghĩ, nội thất và những đặc điểm khác. Bên tổ chức sẽ thông báo chủng loại xe và hành trình,  về thực phẩm, đồ ăn nếu nó liên quan đến một phần của gói dịch vụ

Ban tổ chức có thể đưa ra điều kiện là chuyến đi sẽ diễn ra nếu có một số lượng hành khách nhất định đang ký (bao gồm cả thời hạn muộn nhất mà bên tổ chức phải thông báo việc hủy bỏ chuyến đi vì số hành khách đang ký quá ít). Trong giấy chứng nhận cũng có thể được đặt ra từ bên tổ chức cho  những người tham gia chuyến đi phải đáp ứng (như tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe do chuyến đi đòi hỏi).

Nếu được thoả thuận trong hợp đồng, bên tổ chức có thể tăng giá tour 21 ngày trước khi diễn ra chuyến đi:

  1. chi phí vận chuyển bao gồm giá nhiên liệu, hoặc
  2. các khoản thanh toán liên quan đến giao thông vận tải, chẳng hạn như sân bay, cảng, các phí khác bao gồm trong giá trọn gói, hoặc
  3. tỷ giá của tiền tệ Séc sử dụng để xác định mức giá tour chung bình nhiều hơn 10%.

Tuy nhiên nếu nhà tổ chức thông báo về việc gia tăng này với khách hàng (ví dụ như gửi thông báo) chậm sau ngày 21 trước khi diễn ra chuyến đi thì chi phí tăng này bên tổ phải tự chịu trách nhiệm.

Rút khỏi hợp đồng du lịch

Nếu vì những lý do khách quan bắt buộc ban tổ chức phải thay đổi các điều kiện chuyến đi, nếu khách hàng không đồng ý với thay đổi này, thì có thể rút khỏi hợp đồng trong thời hạn theo quy định của ban tổ chức, thời hạn không được dưới 5 ngày và phải kết thúc trước khi bắt đầu hành trình. Trong trường hợp ngược lại sẽ được coi như khách hàng đồng ý với sự thay đổi.

Nếu khách hàng rút khỏi hợp đồng vì lý do ban tổ chức thay đổi chuyến đi trước khi diễn ra, hoặc nếu ban tổ chức hủy bỏ chuyến đi vì lý do khác, thì ban tổ chức sẽ cung cấp cho khách hàng một chuyến đi thay thế. Khách hàng không bắt buộc phải đồng ý. Nếu cả hai bên thỏa thuận một chuyến đi thay thế chất lượng cao hơn, thì ban tổ chức không có quyền yêu cầu mức giá cao hơn so với giá ban đầu. Ngược lại, nếu chuyến đi thay thế chất lượng thấp, ban tổ chức sẽ trả lại số tiền chênh lệch cho khách hàng.

 

Là một khách hàng, bạn luôn có thể rút khỏi hợp đồng, nhưng vẫn phải chấp nhận các quy định trong hợp đồng.

Nói chung, khách hàng có thể hủy bỏ hợp đồng bất kỳ lúc nào trước khi diễn ra chuyến đi. Tuy nhiên, nếu rút khỏi hợp đồng vì lý khác không phải do các nghĩa vụ của bên tổ chức, thì khách hàng sẽ phải trả cho bên tổ chức số tiền đền bù như đã thống nhất trong hợp đồng hoặc giấy xác nhận. Số tiền đền bù tương tự khách hàng cũng phải trả nếu vi phạm hợp đồng với các nghĩa vụ từ phía khách hàng (ví dụ. trong thời gian quy định khách hàng đã không thanh toán chuyến đi hoặc không thanh toán khoản đặt cọc cố định).

Ban tổ chức có thể hủy bỏ hợp đồng chỉ khi chuyến đi bị hủy bỏ, hoặc nếu khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ của mình.

Nếu ban tổ chức hủy bỏ chuyến đi trong khoảng thời gian ít hơn 20 ngày trước khi bắt đầu chuyến đi, thì bên tổ chức phải đền bù cho khách hàng 10% tương ứng với giá trị của chuyến đi mà khách hàng đã thanh toan. Nhưng trong trường hợp khách hàng đã được thông báo về khả năng hủy bỏ chuyến đi, vì không có đủ số người tham gia, hoặc hủy bỏ chuyến đi vì những lý do khách quan khác (ví dụ. phun trào núi lửa, động đất tại địa điểm diễn ra  chuyến đi).

Các lỗi của chuyến đi

Khách hàng có nghĩa vụ khiếu nại về những lỗi của chuyến đi với ban tổ chức (hoặc người môi giới đã ký hợp đồng) không chậm trễ và không quá một tháng sau khi kết thúc chuyến đi.

Bạn có thể khiếu nại  chuyến đi trong vòng một tháng sau khi kết thúc chuyến đi.

Nếu chuyến đi không đáp ứng các đặc điểm thông thường ban tổ chức có nghĩa vụ ngay lập tức loại bỏ các lỗi đó. Nếu ban tổ chức không làm được, hoặc không làm trong thời hạn hợp lý mà khách hàng yêu cầu, thì khách hàng có thể tự khắc phục tình hình bằng kinh phí của ban  tổ chức.

Ví dụ:

Ban tổ chức không bố trí trong thời gian hợp lý cho khách hàng việc đưa đón từ sân bay đến khách sạn, khách hàng có thể chọn riêng cho mình dịch vụ này. Ví dụ gọi dịch vụ taxi và chi phí hợp lý sẽ yêu cầu ban tổ chức chi trả.

Nếu trong chuyến đi du lịch có những lỗi đáng kể và không thể tiếp tục chuyến đi, ban tổ chức sẽ chịu trách nhiệm đưa khách hàng về nơi xuất phát ban đầu hoặc tới  tại một nơi khác trên sự đồng ý của hai bên. Nếu có thể tiếp tục chuyến đi, nhưng với một chất lượng thấp hơn so với thoả thuận, ban tổ chức sẽ trả về cho khách hàng số tiền chênh lệch (giảm giá). Đồng thời ngược lại nếu ban tổ chức tiếp tục chuyến đi với chi phí cao hơn, thì ban tổ chức phải chịu tri phí này.

Nếu bên tổ chức đã vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các thiệt hại về tài sản, nhưng từ ngày 1. 1. 2014 bên tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm cho sự thiệt hại khi kỳ nghỉ bị gián đoạn (cái gọi là. “Mất niềm vui từ kỳ nghỉ”).

Vận tải hàng không

Nếu người tiêu dùng cất cánh từ sân bay của những nước thành viên Liên minh châu Âu (và một số nước khác), hoặc chuyến bay do hãng hàng không từ Liên minh châu Âu cung cấp, thì quyền lợi của khách  hàng được áp dụng theo bộ luật của Quốc hội và Hội đồng châu Âu số 261/2004

Nếu các hãng hàng không hủy bỏ chuyến bay hoặc dự kiến sẽ chậm trễ kéo dài hơn 2 tiếng hoặc từ chối không cho hành khách lên máy bay, hành khách có quyền nhận thông tin bằng văn bản về quyền lợi của mình.

Chỉ cần đơn giản và tóm tắt rằng nếu chuyến bay bị hủy, hành khách phải được cung cấp chuyển hướng (ví dụ: đảm bảo vận chuyển thay thế một cách  sớm nhất) và liên quan đến việc chăm sóc cần thiết (ví dụ: cung cấp giải khát hợp lý trong thời gian chờ đợi và nếu cần thiết nghỉ lại).

Nếu hành khách không đồng ý cho việc thay đổi tuyến bay hàng khách có toàn quyền được hoàn lại giá vé, và nếu việc huỷ chuyến bay không được công bố trước, khách hàng cũng được bồi thường tài chính 250 EURO – 600 EURO, tùy thuộc vào độ dài của chuyến bay. Bên vận chuyển không có nghĩa vụ phải bồi thường tài chính nếu chuyến bay đã bị hủy bỏ do hoàn cảnh đặc biệt mà không thể tránh được (ví dụ. thời tiết bất lợi). Số tiền bồi thường có thể bị giảm một nửa nếu hành khách được cung cấp chuyển hướng và việc chuyển hướng đến đích không muộn quá 2-4 giờ so với kế hoạch ban đầu (tùy thuộc vào độ dài của chuyến bay).

Thủ tục tương tự được tuân theo nếu hành khách đặt chuyến bay hợp lệ, và chuyến không bị hủy bỏ, nhưng hành khách không có quyền lên máy bay (ví dụ như lý do hết chỗ),  không phải do hành khách gây ra (ví dụ như hành khách đến sân bay muộn hoặc bị say rượu).

Quyền tương tự của hành khách trong trường hợp chuyến bay bị trễ. Bồi thường tài chính thường phát sinh khi bị trễ ít nhất 3 tiếng, và sự chậm trễ không phải do hoàn cảnh đặc biệt mà do hãng hàng không không thể tránh khỏi. Người tiêu dùng có thể hủy bỏ chuyến bay và yêu cầu hoàn trả tiền vé nếu chuyến bay dự kiến ​​sẽ chậm trễ vượt quá 5 tiếng.

Nếu người tiêu dùng không nhận được hành lý ở điểm đến của mình hoặc hành lý bị hỏng hoặc thiếu thì nười tiêu dùng nên yêu cầu làm văn bản về sự việc này.

Khi hành lý thất lạc hoặc hư hỏng tốt nhất là hãy làm văn bản về sự việc ngay tại sân bay.

Trong trường hợp chậm trễ vận chuyển hành lý (trừ trường hợp do bất khả kháng, và hãng hàng không không thể tránh được) thì trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hành lý khách hàng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh bằng văn bản do việc giao hành lý chậm trễ. Thường là chi phí phát sinh mà hành khách phải trả trong thời gian không có hành lý  (ví dụ: quần áo cần thiết, đồ dùng vệ sinh cá nhân).

Trong trường hợp thiệt hại hành lý hoặc mất đồ khách hàng có quyền áp dụng khiếu nại bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chuyển giao hành lý.

Đối với hành lý không tìm thấy trong vòng 21 ngày sẽ được coi là mất. Nếu bị mất hàng lý, hoặc bị hỏng hành lý, khách hàng hoàn toàn có quyền được bồi thường trong một thời gian nhất định. Đối với hành lý quan trọng và giá trị hành lý cao hơn, khách hàng có thể trả thêm tiền để hãng hàng không chịu trách nhiệm cho toàn bộ giá trị hành lý này.

Một số các quyền tương tự trong trường hợp hành khách bị chậm trễ xe buýt đường dài, đường sắt, giao thông đường thủy.

 

Để biết thêm thông tin về quyền lợi của hành khách trong vận tải quốc tế, người tiêu dùng có thể tham khảo thêm ở  Trung tâm tiêu dùng châu Âu (hoặc trên trang web http://www.evropskyspotrebitel.cz) nơi có thể cũng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc tìm kiếm giải pháp hòa giải tranh chấp.