BÁN HÀNG QUA MẠNG INTERNET

Nếu người tiêu dùng quyết định mua hàng trực tuyến hoặc từ những cửa hàng từ xa, đầu tiên nên kiểm tra ai là người điều hành cửa hàng (tìm tên người kinh doanh, mã số đăng ký kinh doanh  và xác minh xem người kinh doanh có ở trong quá trình phá sản hay không hoặc có bị đình chỉ kinh doanh hay không). Thông tin quan trọng này cũng có thể tìm trên mạng internet, những người đã mua hàng và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Thanh toán trước khi giao hàng (ví dụ như chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng) chỉ trong trường hợp khách hàng tin tưởng người kinh doanh

Nếu khách hàng thanh toán tiền nhưng không nhận được hàng và không thể liên lạc được với người bán hàng, hãy tìm trên Internet, báo chí và phương tiện truyền thông khác xem có bao nhiêu khách hàng cũng bị lừa như mình, hãy cùng nhau nộp đơn tố cáo hoặc tham gia yêu cầu phục hồi thiệt hại (trong trường hợp bị lừa đảo) hoặc đăng ký món nợ vào danh sách đòi nợ khi người kinh doanh phá sản (hoặc khi người kinh doanh gặp khó khăn về mặt tài chính). Một số trường hợp cũng cho phép các ngân hàng hoặc các nhà khai thác bán đấu giá tài sản hiện có, trong một số trường hợp khi người tiêu dùng giao lại hàng hoá trong thời gian quy định thì sẽ được hoàn trả lại tiền.

Quyền rút khỏi hợp đồng mà không đưa ra bất kỳ lý do nào

Trong vòng 14 ngày có thể kết thúc hợp đồng mà không cần đưa ra lý do nếu hợp đồng được ký kết từ xa, hoặc ngoài cơ sở kinh doanh bình thường.

Trong trường hợp hợp đồng được ký kết từ xa hoặc ngoài cơ sở kinh doanh bình thường (ý nghĩa của hai từ này sẽ được giải thích trong phần 2.1), người tiêu dùng (có những trường hợp ngoại lệ) có quyền rút khỏi hợp đồng trong vòng 14 ngày mà không cần đưa ra lý do cũng như không bị phạt

Ngoại trừ hợp đồng mua bán, thời gian này kéo dài từ ngày ký kết hợp đồng.

Trong trường hợp ký hợp đồng mua bán thời gian tính từ ngày người tiêu dùng nhận hàng (ví dụ tiếp quản từ các dịch vụ đưa thư, vận chuyển, nhận tại bưu điện hoặc trong các kho cửa hàng trực tuyến).

 

Trong hợp đồng có một số mặt hàng khác nhau, thủ tục giao phận hàng chia ra làm nhiều phần (ví dụ như người tiêu dùng đến hội chợ trình bày hàng hoá và đã mua một bộ xoong nồi nấu bếp. Người  bán hàng giao bộ xoong nồi cho người tiêu dùng thành nhiều lần) thời gian sẽ tính kể từ ngày nhận hàng cuối cùng.

Ngược lại trong hợp đồng cung cấp sản phẩm thường xuyên (ví dụ như khách hàng đặt vitamin bổ sung mỗi tháng một lần trong một năm qua đường bưu điện), thì thời gian tính từ ngày đầu tiên nhận được sản phẩm.

Hãy tận dụng quyền của người tiêu dùng và rút khỏi hợp đồng trong thời hạn được quy định.  Người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại cho người kinh doanh trong thời hạn được quy định để rút khỏi hợp đồng. Theo quy định của pháp luật có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 được áp dụng cho thời hạn để thông báo trực tiếp cho nhà cung cấp sản phẩm về việc rút khỏi hợp đồng. Các hợp đồng được ký kết từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 chỉ cần chứng minh rằng người tiêu dùng đã gửi đơn khiếu nại yêu cầu rút lại hợp đồng trong thời gian quy định (ví dụ như con dấu từ bưu điện). Trong trường hợp tranh chấp, người tiêu dùng sẽ có bằng chứng khiếu nại để rút khỏi hợp đồng trong thời gian quy định (ví dụ như giấy chứng nhận từ bưu điện, bản sao đã gửi  e-mail, vv.).

Ví dụ:

Người tiêu dùng đặt mua sản phẩm ở cửa hàng trực tuyến ngày 4. 4. 2014. Sản phẩm đã được giao ngày 8. 4. 2014. Tính từ ngày này hạn 14 ngày để khiếu nại và rút khỏi hợp đồng. Nếu người tiêu dùng muốn chấm dứt  hợp đồng mà không đưa ra lý do thì muộn là ngày 22.  4. 2014 phải khiếu nại và rút khỏi hợp đồng. 

 

Người kinh doanh có nghĩa vụ thông báo cho người tiêu dùng biết quyền rút khỏi hợp đồng trong các trường hợp như đã nêu trên. Nếu người kinh doanh không thông báo cho người tiêu dùng biết thì thời hạn cho việc rút khỏi hợp đồng được kéo dài thành một năm. Người tiêu dùng có thể hủy bỏ hợp đồng trong vòng một năm và mười bốn ngày tính từ ngày bắt đầu hạn rút khỏi hợp đồng. Nếu người tiêu dùng được thông báo về quyền rút khỏi hợp đồng trong thời gian kéo dài từ người kinh doanh thi hạn 14 ngày mới được tính từ ngày người kinh doanh thông báo cho người tiêu dùng biết về quyền rút khỏi hợp đồng.

Ví dụ:

Người tiêu dùng mua hàng trực tuyến ngày 3. 4. 2014 và nhận được máy tính xách tay qua đường bưu điện. Trước khi ký kết hợp đồng người tiêu dùng không biết về quyền lợi của minh. (ví dụ như các điều khoản và điều kiện khi mua hàng trực tuyến) về quyền rút khỏi hợp đồng. Ví dụ trong trường hợp này thời gian kết thúc việc khiếu nại là đến ngày 17. 4. 2015. Tuy nhiên, nếu người bán hàng nhận ra sai lầm của mình và ngày 9 6 2014 thông báo cho người tiêu dùng quyền rút khỏi hợp đồng thì thời gian chỉ được tính đến ngày 23. 6. 2014.

Việc rút khỏi hợp đồng khi ký kết qua mạng có thể diễn ra trước khi nhận hàng, nhưng người tiêu dùng phải thông báo cho người kinh doanh biết. Không chỉ đơn thuần là nhận hàng hoặc không nhận hàng ở bưu điện.

Nếu không, người bán hàng có thể yêu cầu người tiêu dùng thanh toán các chi phí phát sinh (ví dụ: phí lưu hàng hóa).

Để giảm nguy cơ tranh chấp sau này, tốt nhất là hãy rút khỏi hợp đồng bằng văn bản ngay cả khi về  mặt pháp lý điều này không bắt buộc.

Mẫu đơn rút khỏi hợp đồng theo Lệnh Chính phủ số 363/2013. Người kinh doanh có nghĩa vụ thông báo cho người tiêu dùng trước khi ký kết hợp đồng từ xa hoặc ngoài các cơ sở kinh doanh thông thường.

Nếu người kinh doanh cho phép người tiêu dùng rút khỏi hợp đồng bằng cách điền và gửi mẫu đơn trực tiếp trên trang web, thì người kinh doanh phải xác nhận cho người tiêu dùng ngay lập tức sau khi nhận được yêu cầu.

Hình thức văn bản như một hình thức của tài liệu xác định theo Bộ luật Dân sự, trong một số trường hợp, để cải thiện giao tiếp giữa người kinh doanh và người tiêu dùng thì tất cả các tài liệu có thể được chuyển tiếp sang bằng văn bản (giấy). Hình thức văn bản được duy trì khi dữ liệu được cung cấp và được lưu giữ để liên tục hiển thị (ví dụ như người kinh doanh gửi cho người tiêu dùng văn bản định dạng như e-mail hoặc tin nhắn được ghi vào đĩa CD, sau đó người tiêu dùng có thể lưu các tài liệu này trong máy tính và sử dụng nhiều lần).

Ví dụ:

Nếu hợp đồng được ký kết qua các phương tiện điện tử, người tiêu dùng có quyền được cung cấp hợp đồng và các điều kiện chung dưới dạng văn bản (tức là người kinh doanh sẽ cho phép người tiêu dùng để tải về các điều khoản và điều kiện trong định dạng pdf hoặc gửi qua e-mail) .

Trả lại hàng và giá mua hàng sau khi thu hồi chi phí vận chuyển

Nếu người tiêu dùng rút khỏi hợp đồng  thì trong vòng 14 ngày phải gửi trả lai cho người kinh doanh sản phẩm mà người tiêu dùng đã nhận được từ người kinh doanh.

Người kinh doanh cũng có nghĩa vụ trong thời gian tương tự không chậm trễ, trong vòng 14 ngày kể từ ngày người tiêu dùng kết thúc hợp đồng hoàn trả lại toàn bộ kinh phí, bao gồm chi phí giao hàng cho người tiêu dùng theo hợp đồng như khi người kinh doanh đã nhận được từ người tiêu dùng.

Người kinh doanh sẽ trả lại cho người tiêu dùng bằng tiền hoặc bằng cách khác chỉ khi người tiêu dùng đồng ý và nếu người tiêu dùng không phải bỏ thêm chi phí bổ sung cho việc nhận lại tiền. Người kinh doanh không cần trả lại tiền cho người tiêu dùng trước khi người tiêu dùng chứng minh đã trao lại hoặc đã gửi lại hàng hoá cho người kinh doanh.

Nếu người tiêu dùng lựa chọn phương pháp giao hàng khác không phải với giá rẻ nhất mà người kinh doanh cung cấp thì người kinh doanh sẽ trả cho người tiêu dùng chi phí giao hàng tương ứng với chi phí giao hàng thấp nhất mà người kinh doanh cung cấp.

Khi một người tiêu dùng quyết định trả lại sản phẩm và không nêu lên lý do trong vòng 14 ngày thì nhà kinh doanh phải hoàn lại tiền, bao gồm cả chi phí vận chuyển hàng hóa và người tiêu dùng phải trả tiền bưu phí liên quan đến việc trả lại sản phẩm.

Người kinh doanh phải chịu chi phí trả lại hàng hoá thay người tiêu dùng nếu người kinh doanh không thông báo cho người tiêu dùng trước khi ký kết hợp đồng (ví dụ, trong điều khoản kinh doanh) nếu người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải chịu chi phí trả lại hàng hoá. Người kinh doanh phải chịu chi phí trả lại hàng hoá từ người tiêu dùng nếu người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng được ký kết ngoài cơ sở kinh doanh bình thường, với điều kiện là hàng hoá đã được giao tới nhà của người tiêu dùng tại thời điểm ký kết hợp đồng và bản chất của sản phẩm không thể gửi lại cho người kinh doanh qua đường bưu điện thông thường.

Các vị dụ:

Ví dụ 1: Áp dụng khi một người tiêu dùng mua hàng hóa và thanh toán chẳng hạn như chuyển khoản ngân hàng. Người kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng vào tài khoản của họ, trừ khi người tiêu dùng đã đồng ý hoàn trả lại tiền bằng một cách khác (ví dụ như chuyển tiền qua bưu điện).

Ví dụ 2: Một người tiêu dùng đặt hàng qua cửa hàng điện thoại di động trực tuyến với giá 2 999,korun. Người bán hàng cung cấp hai chế độ giao hàng qua – Českou poštou, s. p  với giá 99,korun   và qua công ty vận tải tư nhân với giá 129, korun. Người tiêu dùng lựa chọn chế độ giao hằng đắt tiền hơn và phải trả tổng cộng là 3 128, korun. Sau khi nhận hàng ở nhà người tiêu dùng cảm thấy không hài lòng, và do đó quyết định chấm dứt hợp đồng mà không đưa ra lý do. Người tiêu dùng gói hàng không hề sử dụng lại và gửi người bán hàng với chi phí bưu kiện là 89, korun. Như vậy trong trường hợp này người kinh doanh phải trả lại cho người tiêu dùng số tiền 2 999, – korun (giá mua hàng) và 99, korun (giá vận chuyển rẻ nhất từ nhà cung cấp), người tiêu dùng và nhận được lại tổng cộng 3098, korun.

Ví dụ 3: Người bán hàng đến tận nhà và thuyết phục người tiêu dùng mua một tấm nệm với giá 49 900, korun và người bán hàng ngay lập tức để tấm nệm lại đó. Nếu người tiêu dùng quyết định rút  khỏi hợp đồng trong thời gian hai tuần, thì người tiêu dùng được hoàn lại tiền mua tấm nệm cũng có thể yêu cầu người bán hàng tự chi trả công vận tải tấm nệm.

Sau khi nhận được sản phẩm trả lại, người bán hàng được phép kiểm tra xem sản phẩm có bị hư hỏng hoặc quá hao mòn từ phía người tiêu dùng sử dụng hay không.

Nếu người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trong vòng 14 ngày sau đó rút lại hợp đồng thì người tiêu dùng phải chịu chi phí phát sinh có liên quan đến sự quá hao mòn của sản phẩm.

Người kinh doanh có thể yêu cầu bồi thường cho sự hao mòn của sản phẩm từ người tiêu dùng nếu khi ký kết hợp đồng người kinh doanh đã thông báo trước

Người tiêu dùng nên trả lại sản phẩm một cách cẩn thận, đóng gói đúng cách và lựa chọn phương pháp vận chuyển thích hợp, nếu không người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại sản phẩm trong quá trình vận chuyển trả lại cho người bán.

Ngược lại nếu hàng hóa bị hư hỏng trong thời gian vận chuyển đến người tiêu dùng, người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại này.

Để giảm nguy cơ tranh chấp về sau khi người tiêu dùng nhận hàng nên nhanh chóng kiểm và bất kể thiếu sót gì hãy ghi trong biên bản nhận hàng khi ký nhận với người vận chuyển viên, và hãy thông báo ngay cho người bán hàng biết.

Nếu người tiêu dùng kiểm tra hàng theo cách thông thường, mà không để lại dấu hiệu hao mòn mặc hoặc thiệt hại nào khác, thì người bán hàng phải hoàn lại tiền đầy đủ, người bán có thể không tính bất kỳ khoản phí xử lý nào hoặc lệ phí kiểm tra hàng.

Ví dụ:

Nếu người tiêu dùng nhận được từ của hàng trực tuyến một chiếc áo sơ mi, người tiêu dùng có thể mở ra, thử xem có hợp với mình hay không hoặc kích thước có vừa hay không và sau đó nếu không hài lòng hãy bọc và gửi trở lại như ban đầu. Người bán hàng sẽ phải có nghĩa vụ trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Ngược lại người bán có thể không trả lại toàn bộ số tiền cho người tiêu dùng nếu áo sơ mi đó người tiêu dùng mặc cả ngày và làm bẩn, giặt áo sơ mi không đứng cách, và sửa đổi áo, vv.  Trong trường hợp này, người bán không thể hoàn toàn từ chối việc rút khỏi hợp đồng của người tiêu dùng, nhưng người bán có thể yêu cầu người tiêu dùng bồi thường các chi phí để khởi lại chất lượng ban đầu. Số tiền bù cho sự giảm giá trị của sản phẩm. Số tiền bù cho sự giảm giá trị sản phẩm phải tương xứng và cả hai bên phải đồng ý. Nếu cả hai bên không thống nhất được có thể chọn một trong các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài việc tố tụng.

Tương tự như vậy, nếu bạn mua một cái máy ảnh như người tiêu dùng, bạn có thể  kiểm tra chức năng, nhưng bạn không thể được sử dụng nó một tuần vào kỳ nghỉ của mình, nếu bạn sử dụng như vậy người bán hàng có quyền  không hoàn trả lại đủ số tiền cho bạn.

Những hợp đồng không thể chấm dứt nếu không đưa ra lý do

Ngoài các ví dụ đã đề cập trên Bộ luật Dân sự và các loại hợp đồng mà người tiêu dùng không thể rút khỏi hợp đồng mà không đưa lý do, ngay cả khi họ đã ký kết hợp đồng từ xa hoặc ngoài cơ sở kinh doanh thông thường. Ví dụ là những hợp đồng dưới đây

  • đối với việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà giá cả phụ thuộc vào biến động của thị trường tài chính ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và có thể xảy ra trong thời gian thu hồi (ví dụ vàng)
  • đối với việc cung cấp hàng hoá đã được điều chỉnh theo yêu cầu của người tiêu dùng (ví dụ như khách hàng đã mua quần và cắt ngắn lại, hoặc yêu cầu khắc tên của mình trên máy tính xách tay đã mua)
  • đối với việc cung cấp hàng hóa thuộc diện xuống cấp nhanh (ví dụ như các loại thực phẩm dễ hư hỏng)
  • việc cung cấp hàng hóa và giao hàng không thể phục hồi, trộn với hàng hóa khác (ví dụ như một khách hàng mua một tấn than hoặc củi và yêu cầu đổ cùng một đống, nơi khách hàng đã có than hoặc củi cũ, nên không thể được phân biệt được)
  • đối với việc cung cấp hàng hóa được đóng gói mà người tiêu dùng đã mở ra và về mặt vệ sinh không thể phục hồi (ví dụ, chất khử mùi, son môi)
  • đối với việc cung cấp âm thanh, ghi hình, chương trình máy tính, nếu vi phạm đóng gói ban đầu(chẳng hạn như CD, DVD)
  • việc cung cấp báo chí hoặc tạp chí,
  • chỗ ở, giao thông, phục vụ giải trí, nếu người kinh doanh cung cấp dịch vụ trong thời gian quy định (ví dụ, đặt dịch vụ qua điện thoại, đến tiệm làm tóc trong thời gian cụ thể)
  • việc cung cấp nội dung kỹ thuật số, nếu không được cung cấp trên một phương tiện hữu hình và được cung cấp với sự đồng ý trước từ bên người tiêu dùng. Trước khi ký hợp đồng người tiêu dùng đã được thông báo rằng trong trường hợp như vậy người tiêu dùng không có quyền chấm dứt hợp đồng (ví dụ như mua chương trình chống virus mà là dựa trên mật khẩu được cung cấp người tiêu dùng đã có thể kéo từ mạng internet xuống để sử dụng).

 

Hãy cẩn thận với các hàng hóa vì lý do an toàn vệ sinh người tiêu dùng không thể sử dụng lại qua một khách hàng khác. Hàng hoá đó không thể trả lại mà không đưa ra lý do.

Các quy định nói trên cũng được áp dụng cho các hợp đồng được liệt kê trong § 1840 của Bộ luật Dân sự cụ thể – chẳng hạn như việc cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế, thuê một căn hộ, rút thăm trúng thưởng, trò chơi, xây dựng các tòa nhà mới, cung cấp thực phẩm và đồ uống cho các hộ gia đình, tour du lịch, vé vận chuyển người, hợp đồng ký kết sử dụng máy bán hàng tự động, vv

Rút khỏi hợp đồng cung cấp dịch vụ

Bằng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa, hoặc ngoài cơ sở kinh doanh bình thường bạn có thể không chỉ mua hàng hóa mà cả các dịch vụ cung cấp.

Ví dụ:

Người tiêu dùng đặt dịch vụ làm vườn thường xuyên cho vườn cảnh nhà mình qua mạng internet.

Tại căn hộ của người tiêu dùng nhân viên bán hàng ký kết hợp đồng với người tiêu dùng về việc cung cấp năng lượng, dịch vụ Internet, viễn thông, vv

Nếu khách hàng ví dụ: bị người bán hàng ép ký hợp đồng mà không đọc kỹ, không xem xét kỹ hợp đồng thì trong trường hợp này khách hàng vẫn có thể rút khỏi hợp đồng mà không đưa ra lý do trong vòng 14 ngày sau khi đặt dịch vụ.

Khi ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ đòi hỏi khách hàng quyết định xem muốn được cung cấp dịch vụ ngay lập tức hay sau thời hạn quy định 14 ngày rút khỏi hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Nếu người kinh doanh có sự đồng ý của người tiêu dùng, mà sự đồng ý phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, bắt đầu cung cấp dịch vụ trước khi hết hạn như đã thống nhất (ví dụ như nhân viên làm vườn đến theo yêu cầu của khách hàng ngay ngày hôm sau khi đặt dịch vụ), tùy thuộc vào việc người kinh doanh có thông báo cho người tiêu dùng biết khi hợp đồng được ký kết hay không, trong trường hợp này không thể rút khỏi hợp đồng. Nếu quyền rút khỏi hợp đồng của người tiêu dùng không bị mất, thì ngay cả khi dịch vụ đã được cung cấp. Người tiêu dùng có nghĩa vụ trả tiền cho dịch đã được cung cấp với giá thỏa thuận tương ứng như với giá trị thị trường cung cấp dịch vụ (ví dụ, khách hàng trả tiền cho một lần cắt vườn, diễn ra trước khi họ rút khỏi hợp đồng).

Quyền quy định cụ thể của khách hàng đối với một số loại hình dịch vụ (ví dụ như cung cấp năng lượng, dịch vụ viễn thông) sẽ tiếp tục mở rộng, không chỉ đối với hợp đồng ký kết từ xa hay ngoài khu vực kinh doanh thông thường mà tính cả việc cung cấp dịch vụ trong các cơ sở hiện tại (xem chương 8 và 9) .

Dịch vụ tài chính ký kết từ xa

Nếu người tiêu dùng ký kết một hợp đồng mới cho dịch vụ tài chính (ví dụ bằng cách thiết lập một tài khoản ngân hàng hoặc vay một khoản tiền hoặc đổi ngoại tệ) bằng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa (ví dụ như thông qua mạng internet hoặc qua điện thoại), theo Bộ luật Dân sự thừa nhận quy định đặc biệt từ § 1841 đến § 1851 về bảo vệ quền của người tiêu dùng cao hơn ví dụ: cá nhân tự đi vào công ty, ngân hàng hoặc hãng bảo hiểm để mua dịch vụ này.

Ngoài một số nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng từ phía người kinh doanh trước khi ký kết hợp đồng. Người tiêu dùng có quyền rút khỏi hợp đồng trong thời hạn 14 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng. Hoặc tính từ khi cung cấp thông tin theo quy định, nếu người tiêu dùng được cung cấp thông tin sau khi kết thúc hợp đồng. Từ một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm hưu trí người tiêu dùng có quyền kết thúc hợp đồng trong vòng 30 ngày kể từ khi được thông báo rằng hợp đồng đã được ký kết từ xa. Trong trường hợp người kinh doanh đưa những thông tin sai nhằm mực đích lừa đảo người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền hủy bỏ hợp đồng trong vòng ba tháng kể từ thời điểm biết về điều này.

Bạn không thể rút khỏi hợp đồng:

  • Trong số các dịch vụ tài chính phụ thuộc vào biến động giá trong thị trường tài chính ngoài sự kiểm soát của người bán (ví dụ mua chứng khoán),
  • Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hành lý hoặc bảo hiểm ngắn hạn tương đương với thời gian bảo hiểm ngắn hơn một tháng.

Bạn không thể rút khỏi hợp đồng bảo hiểm, nếu thời gian bảo hiểm chưa đầy một tháng.

Nếu người tiêu dùng rút khỏi hợp đồng, người kinh doanh có thể yêu cầu trả một mức phí hợp lý cho các dịch vụ đã được cung cấp, với điều kiện trước đó người tiêu dùng đã đồng ý và đã được thông báo trước khi kết thúc hợp đồng. Người kinh doanh đồng thời không chậm trễ, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng trả lại cho người tiêu dùng số tiền còn lại đã được nhận theo hợp đồng.